Cách kiểm tra độ mòn của vỏ xe ô tô

Vỏ xe ôtô cần giữ được độ mòn đều và độ sâu gai vỏ không vượt quá 1,5 mm mới đảm bảo an toàn vận hành.

Theo như Mathieu Boonen (Mỹ), chuyên gia với hơn 40 năm kinh nghiệm bảo dưỡng xe đua chia sẻ về việc làm thế nào để chắc chắn vỏ xe ôtô vẫn an toàn để có thể vận hành tối ưu trên đường đi.

Vấn đề lớn nhất đối với vỏ ôtô là thời gian sử dụng. Vỏ xe càng cũ sẽ càng mất an toàn. Vấn đề theo thời gian, thì vỏ cao su sẽ trở nên cứng hơn và bắt đầu nứt ra.

Bạn cũng cần bơm căng vỏ rồi kiểm tra thật kỹ bề mặt vỏ thử xem có hiện tượng nứt mặt vỏ không. Thường thì các vết nứt này sẽ xuất hiện gần gai vỏ xe.

Tiếp theo đó bạn cần chắc rằng độ sâu gai vỏ chưa vượt quá 1,5 mm. Đây cũng chính là mốc đo để xác định được vỏ còn sử dụng tốt hay không. Độ sâu của gai vỏ càng nhỏ, tức là vỏ xe đã bị mòn càng nhiều.

GỜ CAO SU ĐO ĐỘ MÒN VỎ XE.

Cách kiểm tra độ mòn bằng gờ cao su

Nhiều loại vỏ ôtô đã có sẵn mốc đo mức hao mòn. Đó là phần cao su nhỏ nằm ở vị trí giữa các rãnh vỏ. Khi các mặt vỏ mòn tới phần cao su này, về cơ bản thì lúc này vỏ không còn trong tình trạng tối ưu.

Hãy chắc rằng vỏ xe lúc này không bị vết cắt vào thành vỏ. Khi xe bạn chạy qua kính hoặc các vật sắc nhọn, vỏ có thể sẽ bị cắt sâu vào trong. Lúc bạn lái xe trên đoạn cao tốc, tới tốc độ nhất định nào đó, vỏ sẽ hỏng, thậm chí bị nổ vỏ, gây ra nguy hiểm tính mạng.

Hãy chắc rằng lúc này gai vỏ mòn đều quanh mặt vỏ. Thường thì bánh xe không được chỉnh thẳng cũng khiến mặt trong và ngoài vỏ mòn không đồng đều.

Vỏ xe mòn không đều vì thế bạn nên kiểm tra lại vỏ và cách vận hành xe.

Bánh xe không chỉnh thẳng cũng sẽ làm mòn các điểm nhất định trên vỏ, thậm chí hở cả phần sợi hoặc dây đai thép bên trong vỏ xe.

Bạn cần cân nhắc tới chất lượng vỏ. Chạy xe ở tốc độ 120 km/h đương nhiên nó sẽ tạo áp lực lớn hơn nhiều lên bề mặt vỏ so với tốc độ 40 km/h.

Điều kiện đối với thời tiết cũng được xem là yếu tố quan trọng khác. Vỏ mùa đông dành cho lái xe trong môi trường thời tiết ẩm ướt và lạnh giá, trong khi vỏ mùa hè dành cho thời tiết nóng nực, nhiệt độ tăng cao.

BÁNH XE KHÔNG CHỈNH THẲNG CÓ THỂ GÂY MÒN VỎ.

Bạn cần nên duy trì áp suất vỏ theo tiêu chuẩn quy định. Mỗi hãng xe sẽ quy định áp suất riêng cho từng loại vỏ. Thông tin này được in trên miếng dán vào cửa/bệ cửa xe.

Ngoài ra, thì các thông số áp suất vỏ còn được ghi trên thành vỏ. Thông tin này cũng khá quan trọng khi bạn mua lại các xe cũ bởi vỏ ôtô đã được thay mới, không phải vỏ chuẩn của hãng xe. Do có nhiều hãng sản xuất vỏ ôtô vì thế bạn cũng nên cần kiểm tra thông số áp suất ghi trên thành vỏ ôtô.

Nên kiểm tra thêm ở vỏ trước và mỗi chuyến đi xa nhằm đảm bảo an toàn cho xe và cho chính bản thân bạn.

XE BỊ NỔ VỎ KHI ĐANG CHẠY, XỬ LÝ THẾ NÀO?

Xe bạn bị nổ vỏ đột ngột trong lúc di chuyển không phải là 1 tình huống hiếm gặp và nó hoàn toàn có thể xảy ra với bất kì ai. Việc bạn bị nổ vỏ xe ôtô bất ngờ sẽ thực sự gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu như bạn không biết cách xử trí sao cho đúng.

GIỮ BÌNH TĨNH VÀ HẠN CHẾ PHANH GẤP

Xe bị nổ vỏ đột ngột sẽ làm tài xế giật mình và mất kiểm soát. Lúc này các tài xế cần bình tĩnh phán đoán các nguy cơ trên đường có thể xảy ra để giảm tối thiểu thiệt hại đến mức tối thiểu nhất.

Thông thường khi bạn gặp phải tình huống này, tài xế sẽ phản xạ rất nhanh và đạp mạnh chân phanh với hy vọng xe sẽ dừng lại ngay lập tức. Tuy nhiên, đây lại là một hành động vô cùng nguy hiểm nhất trong trường hợp này. Việc bạn đạp phanh đột ngột có thể khiến xe của bạn bị mất lái và văng đuôi, gây ra nhiều nguy hiểm cho bản thân và phương tiện khác.

GIỮ GA VÀ GIẢM TỐC ĐỘ TỪ TỪ

Nghe thì có vẻ khá mâu thuẫn, nhưng thực ra việc bạn nhấn chân ga sẽ cho bạn thêm thời gian để đánh giá tình hình đang xảy ra. Trong lúc này thì chiếc xe sẽ không thể tăng thêm tốc độ do vỏ đã bị nổ.

Trong lúc đag chạy mà vỏ xe bị nổ, ngay lập tức chiếc xe sẽ phải kéo một trọng lượng khổng lồ. Trọng lượng này sẽ giúp cho xe của bạn giảm tốc một cách an toàn mà không cần một hệ thống phanh nào. Kể cả khi chân bạn đang ở phía đạp ga, chiếc xe vẫn sẽ giảm dần tốc độ.

Sau đó bạn mới dùng đến phanh để giảm tốc độ. Lúc này hãy bình tĩnh và nên phanh từ từ, không phanh chết, vì khi bạn phanh chết xe sẽ lại mất thêm quán tính và văng nhiều hơn, ta đạp nhả phanh cho đến khi xe bạn giảm tốc và dừng hẳn.

Nếu như có thể thì trong lúc hãm xe đánh lái bạn khéo léo cho xe vào lề đường, tránh trường hợp xe sau cũng đang phóng nhanh sẽ xảy ra va chạm vào xe mình.

BẬT TÍN HIỆU CẢNH BÁO CHO CÁC PHƯƠNG TIỆN XUNG QUANH

Để được an toàn cho bản thân và các phương tiện di chuyển khác trên đường, khi xe bạn bị nổ vỏ, dù đang cố gắng giữ lái nhưng bạn cũng cần phải bật tín hiệu cảnh báo cho những phương tiện xung quanh nhận biết để các xe khác không tiến lại gần và tránh trường hợp xấu nhất là va chạm.

Sau đó, bạn cũng nên cố gắng di chuyển xe vào lề đường để tìm cách khắc phục. nhớ bật xi nhan để cảnh báo xe khách rằng bạn đang chuyển hướng. Từ từ bỏ chân bạn ra khỏi chân ga và để chiếc xe bạn tự động dừng lại. Khi cho xe đã dừng hẳn, hãy kiểm tra an toàn xung quanh trước khi rời khỏi xe.

GỌI NGƯỜI TRỢ GIÚP HOẶC THAY THẾ VỎ DỰ PHÒNG

Nếu như bảo hiểm xe của bạn có mục cứu hộ dọc đường, thì hãy nhanh chóng gọi cho họ để yêu cầu trợ giúp.

Trong trường hợp xe của bạn có sẵn vỏ xe dự phòng, bạn cần nên cẩn thận và thực hiện các bước thay vỏ dự phòng nhanh chóng và đúng cách.

Chú ý, bạn nhớ bật xi nhan trong suốt quá trình thay vỏ để các xe phía sau biết được để tránh. Tuyệt đối bạn không được lái xe cho đến khi vỏ được thay xong.

Qua bài viết hôm nay các bạn ít nhiều có thêm nhiều kinh nghiệm cho việc bảo dưỡng cũng như kiểm tra chính xác độ mòn của vỏ xe. Chúc các bạn co thêm nhiều kinh nghiệm lái xe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *